Skip to content
Human Rights Measurement InitiativeHuman Rights Measurement Initiative
  • Tiếng Việt
    • English
    • Français
    • Español
    • Português
    • Русский
    • 简体中文
    • العربية
    • हिन्दी
    • 한국어
    • বাংলাদেশ
    • ไทย
    • 繁體中文
    • Bahasa Indonesia
    • தமிழ்
    • සිංහල
  • Use our dataExpand
    • Go to the Rights Tracker
  • See our impact
  • Get involved
  • About HRMIExpand
    • The team

  • Tiếng Việt
    • English
    • Français
    • Español
    • Português
    • Русский
    • 简体中文
    • العربية
    • हिन्दी
    • 한국어
    • বাংলাদেশ
    • ไทย
    • 繁體中文
    • Bahasa Indonesia
    • தமிழ்
    • සිංහල

Human Rights Measurement InitiativeHuman Rights Measurement Initiative

Câu hỏi thường gặp dành cho những người được mời trả lời khảo sát

  • English
  • Français
  • Español
  • Português
  • Русский
  • 简体中文
  • العربية
  • हिन्दी
  • 한국어
  • বাংলাদেশ
  • ไทย
  • Tiếng Việt
  • 繁體中文
  • Bahasa Indonesia
  • தமிழ்
  • සිංහල

HRMI? Hờ-mi? Hắt-rờ-mai?

Cái tên ‘Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền’ (Human Rights Measurement Initiative) khá dài dòng, do đó chúng tôi sẽ gọi tắt là HRMI và phát âm là ‘her-mee’ (hờ-mi).

“Dữ liệu so sánh về tình hình nhân quyền của các quốc gia là một cách hữu ích để buộc các chính phủ phải chịu trách nhiệm. Công việc của Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền dựa vào sự hợp tác từ những nhà bảo vệ nhân quyền ở khắp nơi để xây dựng và chia sẻ những dữ liệu tốt nhất và sử dụng kết quả từ đó.”

– Ken Roth, Giám đốc Điều hành, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch)

HRMI là dự án toàn cầu đầu tiên theo dõi về tình hình nhân quyền của các quốc gia. Một trong những cách theo dõi chính là thu thập dữ liệu hằng năm thông qua khảo sát HRMI hằng năm.

Ông Ken Roth, Giám đốc Điều hành của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: “Dữ liệu so sánh về tình hình nhân quyền của các quốc gia là một cách hữu ích để buộc các chính phủ phải chịu trách nhiệm. Công việc của Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền dựa vào sự hợp tác từ những nhà bảo vệ nhân quyền ở khắp nơi để xây dựng và chia sẻ những dữ liệu tốt nhất và sử dụng kết quả từ đó.”

Năm nay chúng tôi đang tiến hành khảo sát ở 34 quốc gia, bao gồm Angola, Úc, Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Quần đảo Cook, Cộng hòa Dân chủ Congo, Fiji, Polynesia thuộc Pháp, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Jordan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Liberia, Malaysia , Maldives, Mexico, Mozambique, Nepal, New Caledonia, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa, Ả Rập Saudi, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Tonga, Tuvalu, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Vanuatu, Venezuela, và Việt Nam.

Sau đây là thông tin về quy trình khảo sát và cách thức bạn có thể tham gia.

Câu hỏi thường gặp

Những thông tin chính xác nhất về tình hình nhân quyền nói chung của mọi quốc gia đến từ những nhà hoạt động nhân quyền tại địa phương và khu vực.

Chúng tôi đã soạn ra một bảng câu hỏi trực tuyến đặc biệt để hỏi những nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới cùng câu hỏi về mức độ tôn trọng nhân quyền của chính phủ nước họ.

Trưởng nhóm Quyền Dân sự và Chính trị của chúng tôi, tiến sĩ K Chad Clay đã chỉ đạo một nhóm các nhà khoa học chính trị ở Đại học Georgia thiết kế cẩn thận cuộc khảo sát này cũng như phân tích dữ liệu đến từ những người trả lời khảo sát. Họ dùng những phương pháp thống kê cao cấp để đảm bảo tính tương quan giữa các quốc gia và tính toán sai số cho điểm của từng quốc gia. Bạn có thể đọc thêm về phương pháp khảo sát ở đây.

Càng có nhiều nhà hoạt động nhân quyền tham gia, dữ liệu sẽ có chất lượng càng cao.

Tham gia vào việc thu thập dữ liệu hằng năm của HRMI là một hoạt động đôi bên cùng có lợi. Khi bạn đầu tư 30 – 60 phút chia sẻ kiến thức với chúng tôi, đất nước của bạn sẽ có được dữ liệu và tiêu chuẩn đánh giá hàng đầu thế giới, mô tả riêng về tình hình nhân quyền. Càng có nhiều nhà hoạt động nhân quyền tham gia, dữ liệu sẽ có chất lượng càng cao.

Bất kỳ ai cũng có thể truy cập miễn phí dữ liệu của chúng tôi tại Rights Tracker.

Những người giám sát và bảo vệ nhân quyền có thể sử dụng dữ liệu này cùng những chứng cứ khác từ hoạt động riêng của họ để các chính phủ thấy những điều gì cần cải thiện, thậm chí có thể tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh với các quốc gia tương tự.

Những người trả lời khảo sát của chúng tôi là những nhà nghiên cứu và người thực hành nhân quyền đang giám sát các sự kiện tại các quốc gia mà chúng tôi thu thập dữ liệu. Những người mà chúng tôi đang tìm kiếm bao gồm:

  • Các nhà hoạt động nhân quyền (nhà nghiên cứu, nhà phân tích và những nhà hoạt động khác) phụ trách giám sát quyền dân sự và chính trị tại đất nước được khảo sát. Họ có thể làm cho một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoặc trong nước, hoặc một tổ chức xã hội dân sự.
  • Luật sư nhân quyền.
  • Nhà báo viết về các vấn đề nhân quyền tại quốc gia được khảo sát.
  • Nhân viên làm việc cho Cơ quan Nhân quyền Quốc gia (NHRI) tại đất nước được khảo sát, nếu cơ quan NHRI đó đạt «danh hiệu A» – nghĩa là hoàn toàn tuân thủ Các Nguyên Tắc Paris.

Đừng lo lắng – chúng tôi biết rằng hầu hết mọi người đều không phải chuyên gia trong mọi lĩnh vực mà chúng tôi hỏi đến.

Mẫu khảo sát của chúng tôi có tính đến vấn đề này, và giả định rằng những câu trả lời đến từ những người có kiến thức chuyên môn khác nhau. Chúng tôi thiết kế bảng khảo sát để có thể thu thập được dữ liệu tốt hơn nếu mọi người trả lời hết các câu hỏi, hơn là nếu họ chỉ chọn trả lời những lĩnh vực họ cảm thấy hiểu biết nhất.

Một lý do rất tốt cho việc này là nghiên cứu về tâm lý cho thấy rằng mọi người không phải luôn đánh giá đúng về hiểu biết của họ. Nếu chúng tôi để mọi người chọn chỉ trả lời một vài câu hỏi, thì chúng tôi có thể sẽ bỏ nhỡ những phản hồi từ những người có thể cung cấp những thông tin hữu ích.

Là một người hoạt động về nhân quyền, bạn có lẽ biết nhiều hơn một người bình thường về hầu hết các lĩnh vực của vấn đề nhân quyền, ngay cả khi bạn không phải chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn hãy tiếp tục trả lời tất cả các câu hỏi, phát huy mọi kiến thức mà bạn có. Phương pháp của chúng tôi được thiết kế đặc biệt để xử lý được những câu trả lời khác nhau – một số câu trả lời đến từ những người có nhiều chuyên môn hơn người khác.

Trong đa số trường hợp, người trả lời khảo sát sống trong quốc gia mà họ cung cấp thông tin, nhưng có một số ngoại lệ.

Những quốc gia càng không thân thiện với những người bảo vệ nhân quyền (như Ả Rập Saudi) hoặc đang gặp khủng hoảng (như CHDC Congo, Venezuela) thì số người trả lời khảo sát sống ở nước ngoài càng cao.

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu nhân quyền cho các tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm giám sát cho hơn một quốc gia, do đó họ có thể trả lời những câu hỏi về những quốc gia mà họ không sống ở đó.

Để đảm bảo tính độc lập và tránh xung đột lợi ích, chúng tôi không thu thập thông tin từ những viên chức chính phủ hoặc từ những nhân viên làm việc cho các tổ chức phi chính phủ do chính phủ tổ chức.

Chúng tôi tìm những người có thể truy cập những nguồn thông tin chính và thường là điểm liên lạc đầu tiên tại chỗ về thông tin nhân quyền. Vì lý do này, chúng tôi không mời những học giả về nhân quyền tham gia trả lời khảo sát trừ khi họ cũng là nhà hoạt động và làm việc với những nguồn thông tin chính.

Chúng tôi cũng không tuyển mộ các nạn nhân bị xâm phạm nhân quyền mà hiểu biết về nhân quyền của họ chỉ đến từ kinh nghiệm cá nhân.

Không. Các câu trả lời khảo sát phải luôn thể hiện kiến thức và cách hiểu của người trả lời khảo sát, chứ không phải là cái nhìn chung của một nhóm đồng nghiệp hoặc lập trường chính thức của tổ chức mà họ làm việc. Càng nhiều người trả lời thì càng tốt, vì những người khác nhau sẽ có cơ sở kiến thức khác nhau, và bằng cách dựa trên tất cả những cơ sở đó, chúng ta có thể sử dụng sự khác biệt trong các câu trả lời để tính toán các dải chắc chắn xung quanh điểm số của mình.

Nếu bạn đã được mời tham gia khảo sát cho đất nước của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết dẫn đến một đơn chấp thuận/đăng ký bảo mật. Vui lòng hoàn thành đơn. Sẽ chỉ mất khoảng 30 giây.

Nếu bạn đã được mời tham gia khảo sát cho đất nước của bạn, bạn sẽ nhận được một liên kết dẫn đến một đơn chấp thuận/đăng ký bảo mật. Vui lòng hoàn thành đơn. Sẽ chỉ mất khoảng 30 giây. Tất cả những người đã đăng ký sẽ nhận được một liên kết duy nhất, dùng một lần dẫn đến khảo sát.

Nếu bạn đã được mời tham gia, chúng tôi khuyến khích bạn đề xuất cho các đồng nghiệp hoặc mối liên hệ có thể làm người trả lời khảo sát. Bạn có thể làm điều này bằng cách đề cử họ cho Đại sứ HRMI trong nước hoặc gửi e-mail đến tổ chức HRMI theo địa chỉ survey@humanrightsmeasurement.org. Trong khảo sát sẽ có phần để bạn giới thiệu những người khác có thể mời tham gia trả lời khảo sát.

Các đường dẫn liên kết đến khảo sát sẽ được gửi vào tháng Hai và tháng Ba.

Chúng tôi đã nghe từ một số người rằng email khảo sát HRMI đã được lọc tự động vào thư mục email rác của họ. Để tránh rủi ro này, vui lòng thêm tên miền của chúng tôi (@humanrightsmeasousing.org) vào danh sách người gửi an toàn của bạn. Làm điều này sẽ đảm bảo rằng bản khảo sát được gửi đến hộp thư đến của bạn.

Chúng tôi cực kỳ xem trọng sự an toàn và bảo mật thông tin của những người trả lời khảo sát. Bạn có thể đọc ở đây để biết cách chúng tôi đảm bảo giữ bí mật thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi trong đơn đăng ký.

Bản thân khảo sát là bí mật và ẩn danh, do đó không có cách nào để bất kỳ ai có thể truy ra danh tính từ những câu trả lời của bạn.

Chúng tôi không thể tự sàng lọc tất cả mọi người trả lời tiềm năng để đảm bảo họ là những người phù hợp và có thông tin chúng tôi cần. Chúng tôi dựa vào Đại sứ HRMI để liên hệ nhiều người trả lời khảo sát tiềm năng nhất trong đất nước của họ và giúp đỡ ở những phần khác khi triển khai khảo sát, như kiểm tra bản dịch sang ngông ngữ bản địa. Khi Đại sứ liên hệ với những người thực hành tại địa phương và những người đó liên hệ với những trả lời khảo sát tiềm năng khác, chúng tôi gọi đó là hiệu ứng quả cầu tuyết.

Nói cách khác, Đại sứ HRMI sẽ bắt đầu lăn quả cầu tuyết bằng cách tiếp cận những người trả lời khảo sát tiềm năng và mời họ tham gia. Sau đó, chúng tôi nhờ những người đó giới thiệu thêm nhiều người nữa.

Các Đại sứ có vai trò giúp đỡ rất to lớn! Bạn có thể gặp những Đại sứ có tên công khai trên trang nhóm của chúng tôi.

Sau đây là một video phỏng vấn ngắn với Đại sứ Mozambique, ông David Matsinhe. Ông là nhà nghiên cứu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, chuyên về giám sát cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha ở miền Nam châu Phi:

Một vài đại sứ sẽ góp mặt trong các video khác trên kênh YouTube của chúng tôi.

Một bước quan trọng trong việc xử lý dữ liệu là phân tích câu trả lời của những người phản hồi cho câu hỏi về nhóm các quốc gia giả định: những ‘miêu tả neo’. Câu trả lời mà mọi người đưa ra cho những câu hỏi về những miêu tả neo này sẽ cho chúng tôi biết cách diễn giải câu trả lời của họ về quốc gia của chính họ. Điều này cho phép chúng tôi so sánh đúng mức câu trả lời của nhiều người, kể cả khi họ hiểu câu hỏi theo cách khác nhau hoặc diễn giải thang đo theo cách khác nhau (từ “một chút” cho đến “cực kỳ”).

Còn một lý do nữa khiến những miêu tả này rất quan trọng. Những miêu tả neo miêu tả các tình huống ở 3 quốc gia tưởng tượng, luôn đại diện cho 3 nhóm: một quốc gia tôn trọng nhân quyền khá tốt, một quốc gia tôn trọng nhân quyền rất tệ và một quốc gia ở mức trung bình. Chúng tôi dự kiến mỗi người tham gia sẽ trả lời hơi khác một chút khi đặt từng quốc gia trên thang điểm, nhưng mọi người phải sắp xếp các quốc gia theo thứ tự giống nhau, quốc gia tốt sẽ có điểm cao nhất và quốc gia tệ sẽ có điểm thấp nhất. Nếu một người trả lời sắp xếp theo thứ tự khác, chúng tôi phải giả định rằng người này không chú ý hoặc không hiểu biết rõ về nhân quyền. Nếu một người sắp xếp sai trật tự các quốc gia trong miêu tả neo, chúng tôi phải loại bỏ câu trả lời của người đó cho quốc gia của họ trong mục này. Tóm lại, bạn cần phải trả lời đúng câu hỏi có miêu tả neo nếu muốn những câu trả lời khác của bạn được ghi nhận trong dữ liệu của Công cụ theo dõi nhân quyền.

Khi bắt đầu làm khảo sát, mọi người có thể cảm thấy lạ lẫm khi đọc về các miêu tả neo, nhưng đó là một phần vô cùng quan trọng trong phương pháp luận, giúp đảm bảo tính hợp lệ và độ tin cậy của dữ liệu.

Xin cảm ơn!

Dữ liệu và tiêu chuẩn đánh giá hàng đầu của chúng tôi dựa vào hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới, sẵn sàng góp thời gian và kiến thức của họ. Chúng tôi vô cùng cảm kích điều này.

Nếu bạn tham gia vào khảo sát HRMI, chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Chúng tôi không thể làm được điều này nếu không có bạn.

Twitter Facebook YouTube Linkedin
Go to the Rights Tracker

HRMI Privacy Policy

Web site content © HRMI. Unless otherwise noted, all content is licensed under a Creative Commons Attribution-Non Commercial 4.0 International license.

We'd like to store cookies and usage data to improve your experience.

For any website to function, it is necessary to collect a small amount of user data, so by continuing to use this website, you are consenting to that. To find out more, please read our Privacy Policy

Functional Always active
The technical storage or access is strictly necessary for the legitimate purpose of enabling the use of a specific service explicitly requested by the subscriber or user, or for the sole purpose of carrying out the transmission of a communication over an electronic communications network.
Preferences
The technical storage or access is necessary for the legitimate purpose of storing preferences that are not requested by the subscriber or user.
Statistics
The technical storage or access that is used exclusively for statistical purposes. The technical storage or access that is used exclusively for anonymous statistical purposes. Without a subpoena, voluntary compliance on the part of your Internet Service Provider, or additional records from a third party, information stored or retrieved for this purpose alone cannot usually be used to identify you.
Marketing
The technical storage or access is required to create user profiles to send advertising, or to track the user on a website or across several websites for similar marketing purposes.
Manage options Manage services Manage {vendor_count} vendors Read more about these purposes
View preferences
{title} {title} {title}
  • Use our data
    • Go to the Rights Tracker
  • See our impact
  • Get involved
  • About HRMI
    • The team
Search